Danh mục phụ tùng cần thay thế, bảo dưỡng định kỳ trên xe Tata Super Ace

Dưới đây là danh mục các chi tiết cần được bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ theo các mốc kilomet để đảm bảo xe Tata Super Ace luôn được hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Các danh mục này hiện luôn có sẵn hàng. Quý khách có thể mua tại đại lý TMT Motors gần nhất hoặc đặt mua trực tiếp từ nhà máy TMT qua Hotline: 1900 5454 62

STT Danh mục phụ tùng thay thể định kỳ Nhiệm vụ Những tác hại của việc không thay thể định kỳ Định kỳ thay thể
1 Lọc dầu động cơ ( lọc nhớt) Lọc nhớt trên ô tô là một bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo tính ổn định cho động cơ. Lọc dầu có tác dụng lọc sạch các chất bụi bẩn, cặn thừa từ dầu  nhớt, nhằm giữ được độ trong cho dầu (nhớt), góp phần duy trì khả năng bôi trơn động cơ và tránh hao mòn của các chi tiết máy. Nếu bộ lọc dầu kém, các chi tiết bị bào mòn sớm và làm giảm nhanh chóng tuổi thọ của động cơ. Nếu không thay thế kịp thời sẽ dẫn đến trường hợp tắc cốc lọc dầu, giảm khả năng bôi trơn của dầu với động cơ dẫn đến hư hỏng các chi tiết của động cơ. 5000km/1 lần
2 Lọc nhiên liệu Lọc nhiên liệu là chức năng bảo vệ loại bỏ những cặn bẩn trước khi nhiên liệu được cấp tới kim phun vào động cơ. Nhằm tránh bị nghẹt kim phun, bơm cao áp,  góp phần kéo dài tuổi thọ cho hệ thống nhiên liệu và động cơ. Ngoài ra chi phí thay lọc nhiên liệu rẻ hơn rất nhiều so với những bộ phận khác của hệ thống nhiên liệu như kim phun, bơm cao áp…. Nếu không thay định kỳ sẽ làm nhiên liệu bị tắc nghẽn, nhiên liệu cấp cho động cơ bị thiếu hụt và kém chất lượng làm cho động cơ có dấu hiệu rung hoặc bỏ máy, động cơ khó nổ vào buổi sáng , tăng tốc kém. 20 000km/1 lần
3 Lọc gió động cơ Tác dụng của lọc gió ô tô là lọc sạch không khí trước khi đi vào buồng đốt và hòa trộn với nhiên liệu. Nếu lọc gió luôn hoạt động ở trạng thái tốt, chất lượng và lưu lượng không khí sạch đi vào động cơ sẽ tăng lên. Nhờ đó mà hiệu suất của động cơ cũng được cải thiện đáng kể. Khi lọc gió bị tắc nghẽn, lượng không khí lưu thông vào động cơ giảm, động thời đi kèm theo bụi bẩn sẽ làm giảm công suất của động cơ, tiêu hao nhiên liệu. 21 000km/1 lần
4 Lọc gió điều hòa Có nhiệm vụ chính là lọc gió trong cabin, giúp loại bỏ bụi bẩn, khí độc từ ngoài không khí trước khi vào trong xe. Nếu lọc gió dùng lâu ngày không thay thể, sẽ giảm chức năng lọc khiến bụi bẩn càng lúc càng dễ lọt vào xe và bám lên dàn lạnh. Sau một thời gian, khu bụi đã quá nhiều thì dàn lạnh sẽ không thể tiếp xúc với không khí tối đa, dẫn đến điều hòa càng phải tăng công suất và tiêu tốn nhiều nhiên liệu. không khí ẩm mốc, kéo theo mùi khó chịu khi bật điều hòa. 40,000km/1 lần
5 Cần gạt mưa Nhiệm vụ lau chùi gạt trôi nước và bụi bẩn bám trên mặt kính chắn gió. Làm sạch kính chắn gió giúp lái xe có thể quan sát tốt hơn khi lái xe trong mưa. Khi chổi gạt mưa bị mòn, lúc gạt mưa bị kêu, để lại vệt nước không đều trên mặt kính chắn gió thì ta cần phải thay mới chổi gạt mưa hoặc lưỡi chổi gạt mưa ô tô mới, để đảm bảo an toàn khi lái xe trong điều kiện trời mưa gió hoặc môi trường nhiều cát bụi. Thay thể khi gạt nước không sạch
6 Lá côn Lá côn còn được gọi là đĩa ly hợp, là chi tiết được ép vào bánh đà để truyền lực từ động cơ vào trục và ly hợp. Lá côn bị mòn sẽ dẫn đến xe bị ì không bóc Tùy thuộc vào kinh nghiệm và cách vận hành của lái xe dẫn đến tuổi thọ của lá côn khác nhau, thay thể khi phát hiện sự cố
7 Giảm xốc trước Triệt tiêu những rung động mạnh khi xe di chuyển qua các cung đường xấu, ổ gà,…mang lại cảm giác thoải mái cho người ngồi trên xe Giảm xốc hỏng gây ra tiếng kêu, chảy dầu, xe rung lắc, xe trượt và lệch hướng, lốp mòn không đều…  dẫn đến không có tác dụng triệt tiêu rung động khi xe di chuyển vào các đường xấu Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà tuổi thọ của giảm xốc không xác định, thay thể khi phát hiện sự cố.
8 Bộ má phanh trước, phanh sau Má phanh có nhiệm vụ tiếp xúc với phần quay của phanh, tạo ra lực ma sát để giúp giảm tốc độ quay của bánh xe. Má phanh ô tô bị mòn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu năng phanh vì vậy cần kiểm tra định kỳ để bảo dưỡng Kiểm tra và thay má phanh định kỳ sau mỗi 50.000 – 80.000 km hoặc sau 2 năm sử dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp hệ thống phanh xe phải làm việc cường độ cao như xe thường xuyên di chuyển ở đường đông đúc, sử dụng phanh liên tục thì má phanh ô tô nhanh mòn hơn. Do đó thời gian thay sẽ sớm hơn
9 Bộ bi moay ơ trước, sau Vai trò Vòng bi moay ơ là liên kết các bánh xe với moay ơ, bánh xe với khung xe. Liên kết các bánh xe với moay ơ, bánh xe với khung xe có tác dụng làm cho xe có thăng bằng và quá trình hoạt động của xe ô tô được êm dịu Trường hợp khi bi moay ơ liên kết với bánh xe không tốt sẽ khiến cho xe bị mất thăng bằng do các ốc bánh xe lỏng hoặc ổ bị bánh xe sau một thời gian sử dụng không thể tránh hiện tượng bị hao mòn. Như vậy, sẽ làm cho cụm moay ơ ô tô liên kết với bánh xe bị lỏng lẻo và lắc lư mạnh khi di chuyển, phát ra tiếng kêu ồn và lạ gây khó chịu cho người lái cũng như các phương tiện xung quanh. Đặc biệt, người lái xe cảm thấy thiếu an toàn và mất kiểm soát khi xe di chuyển qua các khu vực thiếu an toàn hay đoạn đường gồ ghề dễ mất phương hướng. Thay thể khi bảo dưỡng xe định kỳ tại các mốc, phát hiện sự cố hư hỏng.
10 Dây đai cam Dây đai cam giúp đồng bộ sự chuyển động của trục khuỷu và trục cam. Nếu không sớm phát hiện các dấu hiệu cần thay dây curoa cam ô tô gấp, để dây đai bị trượt, đứt thì động cơ sẽ bị hư hại nghiêm trọng. 40 000km/ hoặc 18 tháng
11 Các danh mục phụ tùng khác Thay thể khi xe xảy ra sự cố